Tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời là rất nguy hiểm
Ánh nắng mặt trời gồm các tia nhìn thấy được (cầu vồng) và các tia không nhìn thấy được là tia cực tím hay tia UV. Tia UV được chia làm 3 loại là tia UVC, tia UVA và tia UVB. Trong đó, tia UVA chính là tác nhân gây đen da, lão hóa da, sạm da, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Khá nhiều người tin rằng tắm nắng là an toàn miễn rằng không làm cho làn da bị bỏng. Nhưng sự thực việc tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời là rất nguy hiểm.
Nằm dài thư giãn trên bãi biển hoặc bên hồ bơi để tắm nắng là một trong những hoạt động mùa hè yêu thích của nhiều người. Nhưng các bác sĩ da liễu kêu gọi thận trọng khi dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời, họ nhận ra rằng nhiều người vẫn có xu hướng tắm nắng không an toàn.
Theo một cuộc khảo sát mới của Học viện Da liễu Hoa Kỳ (American Academy of Dermatology), khoảng 2/3 người Mỹ cho biết họ khá thích tắm nắng và nhiều người tin tưởng một cách sai lầm rằng làn da rám nắng vẫn sẽ an toàn miễn là không bị bỏng.
Tiến sĩ Hope Mitchell, một bác sĩ da liễu tại Ohio cho biết: Bất chấp thực tế là tia cực tím có thể gây ung thư da, kể cả khiến các khối u ác tính xuất hiện, nhưng mọi người vẫn đi tắm nắng vào mùa hè. Điều quan trọng là phải nhận ra những rủi ro liên quan đến việc tắm nắng không an toàn.. Ngay cả việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn và những vết rám nắng nhẹ cũng có thể tăng lên theo thời gian và làm tổn thương làn da của chúng ta.
Theo tờ HuffPost, Tiến sĩ Carmen Castilla, bác sĩ da liễu tại Hiệp hội Da liễu New York giải thích: Tắm nắng có thể kích thích trung tâm khoái cảm của não và kích hoạt giải phóng endorphin, còn được gọi là hormone tạo cảm giác dễ chịu. Mọi người thực sự có thể trở nên nghiện ánh nắng mặt trời. Nhưng khi da của chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó sẽ hấp thụ bức xạ cực tím. Điều này làm tổn hại DNA trong tế bào da, đẩy nhanh quá trình lão hóa, dẫn đến nếp nhăn, đốm nắng và làm tăng nguy cơ ung thư da. Một chất hóa học tạo ra sắc tố trên da, có tác dụng bảo vệ khỏi tác hại của tia cực tím. Vì vậy, khi làn da của chúng ta rám nắng dưới ánh nắng mặt trời, đó thực sự là dấu hiệu cho thấy da đang cố gắng tự bảo vệ mình khỏi tác hại của tia cực tím. Trong khi bức xạ tia cực tím là một chất gây ung thư và việc tiếp xúc quá mức là nguyên nhân gây ung thư da.
Tắm nắng giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể
Tắm nắng như thế nào an toàn cho da?
Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần chọn đúng thời điểm tốt nhất để tắm nắng để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa hiệu quả.
Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên bạn nên tắm nắng trong khoảng 15 – 30 phút vào mỗi buổi sáng. Đối với những người có sức khỏe tốt, thời gian tắm nắng có thể giao động trong khoảng 1 giờ.
Thời điểm tắm nắng an toàn là 7 giờ – 9 giờ sáng đối với mùa đông, 6 giờ 30 – 7 giờ 30 sáng đối với mùa hè. Vào thời điểm này, các tia tử ngoại thấp, không gây hại cho sức khỏe mà còn giúp da hấp thụ vitamin D. Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều vì những tia nắng lúc này có thể làm hại da và tăng nguy cơ ung thư da.
Tắm nắng nên tắm trực tiếp và phải tắm cả lưng, chân và đầu. Để da không bị cháy nắng nên sử dụng kem chống nắng (chỉ số SPF từ 30 trở lên) và đeo kính râm để bảo vệ mắt. Tuyệt đối không được lạm dụng việc tắm nắng vì nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và tăng khả năng bị ung thư da. Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tắm nắng. Nước giúp giữ cho cơ thể đủ nước và tránh mất nước do đổ mồ hôi; Ngừng tắm nắng nếu cảm thấy da bị nóng rát hoặc khó chịu. Nếu da bị nóng rát hoặc khó chịu, hãy ngừng tắm nắng ngay lập tức và tìm bóng râm.