Đặc sắc lễ hội làng Keo vừa trở thành Di sản quốc gia

19/05/2024 14:54
Lễ hội truyền thống làng Keo là sự giao hòa giữa hào khí lịch sử với sự thần thiêng của tín ngưỡng. Từng nội dung lễ hội diễn ra nhuần nhuyễn, tạo thành nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, riêng có...
Làng Keo là tên gọi cũ của vùng dân cư ngày nay là thôn Giao Tất, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Vào ngày 12/5 vừa qua, huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) tổ chức công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận Lễ hội làng Keo  Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội gắn với nhân vật lịch sử Đào Phúc
Lễ hội truyền thống của làng Keo ra đời từ rất sớm, gắn liền với tín ngưỡng thờ Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa, người đã có công cùng danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống xâm lược; giúp vua đánh tan giặc Chiêm Thành.
Theo tài liệu được lưu giữ ở làng Keo, Đào Phúc sinh ra và lớn lên ở làng Keo vào đầu thế kỷ thứ 11. Cha ông là Đào Bột, một thày giáo nổi tiếng vùng Dâu Keo lúc bấy giờ, rồi cụ ra làm trưởng lệnh ở Lương Giang. Mẹ ông tên Lương họ Nguyễn chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm
Từ khi còn là một đứa trẻ, Đào Phúc đã thể hiện tư chất thông minh hiếm có, học một hiểu mười. Khi trưởng thành, ông được khắp nơi biết đến như một nhân tài, văn võ song toàn, đỗ tiến sĩ khi tuổi còn rất trẻ.
Mến mộ tài đức của Đào Phúc, vua Lý gả con gái là Phương Dung Tiên Anh công chúa cho ông. Phụng sự triều Lý, Đào Phúc đã được phong tới chức Thượng Tướng Quân.
Vào năm 1077 ông đã cùng Lý Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược nhà Tống trên sông Như Nguyệt, ít lâu sau ông lại dẫn hùng binh đi dẹp giặc xâm phạm bờ cõi ở phía Nam.
Trong các trận chiến mà Đào Phúc cầm quân đều có công lao to lớn của Phương Dung Tiên Anh công chúa phu nhân. Bà chính là người đã quán xuyến phần lương thảo để nghĩa quân ăn no đánh thắng.
Sau chiến thắng vẻ vang, Thượng Tướng Quân Đào Phúc và phu nhân có dịp về quê bái tổ đường ở làng Keo. Hôm ấy ngày mồng 7 tháng tư âm lịch, ông bà đã hóa sau một trận cuồng phong vũ thủy dữ dội. Dân gian đồn rằng hai ông bà đã được hoàng thiên giáng chỉ hóa thân về trời. Sự ra đi của ngài Thượng Tướng Quân và Tiên Anh công chúa đã để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong các tầng lớp quần chúng.

Dac sac le hoi lang Keo vua tro thanh Di san quoc gia
Ban thờ Thành hoàng làng tại nghè Keo. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội Online.
Biết tin này, vua Lý vô cùng đau xót. Ngài lệnh cho dân làng lập đền tạc tượng thờ phụng đời đời, và phong cho con rể và con gái là Thành hoàng làng. Nghè Keo được dựng lên từ đấy để thờ Đào Phúc Thượng Tướng quân và Phương Dung Tiên Anh công chúa phu nhân.
Tương truyền, vài thế kỷ sau khi thác, Thượng Tướng quân Đào Phúc còn báo mộng cho nhà Trần kế sách đánh giặc ngoại xâm, nhờ đó mà nhà Trần đã đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Những câu đối cổ đang được lưu lại tại nghè Keo đã phần nào nêu lên được công lao hiển hách và tính linh thiêng của Đào Đại Vương:
“Tá lý trùng hưng thùy vĩ liệt
Dục trần hữu mộng trấn linh thanh
Linh đại vinh phong thượng thượng đẳng
Vạn cổ cao tiêu hách hách danh.
Dịch là:
Giáp Lý trùng hưng lưu công tích

Phá Trần báo mộng tỏ uy linh
Các đời phong tặng thần thượng đẳng
Muôn thuở nêu cao tính linh thiêng.
Nét tín ngưỡng đặc sắc của lễ hội làng Keo
Lễ hội làng Keo được tổ chức hằng năm, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Tư âm lịch, với không gian thực hành tại các di tích trên địa bàn: nghè Keo, đình Dân, đình Bằng và chùa Keo.
Cùng với việc thờ cúng Thành hoàng là Đào Phúc Thượng Tướng quân và Phương Dung Tiên Anh, người dân Giao Tất còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các lớp văn hóa đặc trưng của Phật giáo bản địa.
Dac sac le hoi lang Keo vua tro thanh Di san quoc gia-Hinh-2
Các bô lão và thanh niên thực hiện nghi lễ thay y phục cho tượng Bà Keo trong lễ hội làng Keo. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội Online.
Chùa Keo, một trong những địa điểm diễn ra lễ hội, có tên chữ là Báo Ân Trùng Nghiêm Tự, thờ Pháp Vân Phật, còn gọi là Bà Keo. Đây là một trong những ngôi chùa thực hành thờ Tứ Pháp, một đức tin có nguồn gốc từ tục thờ các nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm Mây, Mưa, Sấm, Chớp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện - Tứ Pháp), đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Các vị Tứ Pháp vừa là Phật, vừa là Bồ Tát, vừa là Thần, lại mang nữ tính
Lễ hội truyền thống làng Keo là sự giao hòa giữa hào khí lịch sử với sự thần thiêng của tín ngưỡng. Từng nội dung của lễ hội, dù không được viết thành “kịch bản” chặt chẽ, nhưng lại diễn ra nhuần nhuyễn đến từng chi tiết, khớp nối tạo thành một nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, riêng có.
Dac sac le hoi lang Keo vua tro thanh Di san quoc gia-Hinh-3
Rước Thành hoàng trong lễ hội truyền thống làng Keo. Ảnh: Tạp chí Người Hà Nội Online.

Quy trình thực hiện lễ hội bắt đầu từ việc lựa chọn nhân vật tham gia vào lễ hội như: chủ tế, trai rước kiệu, thủ hiệu, tổng cờ, hiệu chiêng... đến tên gọi của kiệu: kiệu Nhất (rước Phật), kiệu Nhì (rước Thánh), kiệu Long Mã.
Đặc biệt là các nghi thức độc đáo của lễ hội: “phong áo nhà Phật”, thắng kiệu, “nghi thức Thần đi đón Phật”... và các hoạt động song hành diễn ra cùng nghi thức: chạy kiệu, bái tổ (kiệu Phật quay đầu về hướng chùa Tổ Luy Lâu, tức chùa Phúc Nghiêm Tự ở thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - là nơi thờ Phật Mẫu Man Nương, mẹ sinh ra Tứ đại Phật pháp đất Luy Lâu), chui kiệu (người dân và du khách chen lấn để được một lần chui qua kiệu Phật) và giải chạy ngựa truyền thống diễn ra vào ngày 8 tháng Tư âm lịch.
Với những giá trị văn hóa độc đáo và tiêu biểu, lễ hội làng Keo đã được Bộ VHTT&DL chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 370/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024.

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là những di sản văn hóa phi vật thể mang tính tiêu biểu cho quốc gia. Tại Việt Nam, những di sản này được các địa phương kiểm kê, phân loại và đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố (ghi danh).

Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục (theo Điều 5 Nghị định 98/2010/NĐ-CP) gồm:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.


Nguồn: https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/dac-sac-le-hoi-lang-keo-vua-tro-thanh-di-san-quoc-gia-post12459.htmla


Tin xem thêm

'Giáo dục châu Âu' - một tuyệt tác về kháng chiến của Romain Gary

Trạm đọc
29/10/2024 14:58

Romain Gary là người duy nhất trong lịch sử văn học Pháp 2 lần được vinh danh giải Goncourt - giải thưởng văn học danh giá bậc nhất. Ông ghi dấu ấn với hơn 30 tác phẩm nh...

Thần đồng Trần Đăng Khoa bị AI phê bình vì dùng ngôn ngữ bạo lực

Trạm đọc
28/10/2024 16:12

Tại buổi tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng", nhà thơ Trần Đăng Khoa có chia sẻ bất ngờ và thú vị về trải nghi...

10.000 người yêu cầu loại bỏ tác phẩm nổi tiếng nhất của Han Kang khỏi thư viện

Trạm đọc
28/10/2024 16:10

HÀN QUỐC - Một nhóm phụ huynh đã ký vào bản kiến nghị loại bỏ tiểu thuyết ‘Người ăn chay’ của nhà văn vừa đoạt giải Nobel Han Kang khỏi thư viện trường học với lý do có h...

'Chuyển đổi số trong ngành xuất bản cần vượt qua nỗi sợ hãi'

Trạm đọc
28/10/2024 16:09

Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành nhận định rất nhiều đơn vị trong ngành thường mang tâm lý e dè, chọn đi sau nhằm tránh rủi ro. Tuy nhiên, chu...

Cuộc đời khổ đau của tác giả ‘Cuốn theo chiều gió’ xinh đẹp, tài năng

Trạm đọc
27/10/2024 15:49

MỸ - Margaret Mitchell dường như là một người toàn mỹ với nhan sắc, tài năng và sự nổi tiếng vượt trội. Nhưng tác giả ‘Cuốn theo chiều gió’ lại có một cuộc đời nhiều khổ ...

Thu nhập của Han Kang dự kiến đạt 3,6 triệu USD trong năm nay

Trạm đọc
26/10/2024 16:52

Sau thông tin Han Kang trở thành nữ nhà văn châu Á đầu tiên giành giải Nobel, doanh số sách của tác giả tăng vọt cùng nhiều hợp đồng mua bản quyền chờ đợi.

Bài diễn văn kỳ lạ của Trung tướng Hữu Ước

Trạm đọc
25/10/2024 14:25

Nhà văn Hữu Ước chia sẻ, sự kiên định của Lasse Edwartz và Ulf Johansson khiến ông bừng tỉnh. Sự chân thành trong việc ghi lại những khoảnh khắc đời thường của con người,...

BOOKAS lần đầu ra mắt tại Hội Sách Frankfurt 2024

Trạm đọc
24/10/2024 14:20

BOOKAS - đơn vị xuất bản và phát hành tiên phong ứng dụng công nghệ AI, chuyển đổi số từ sách giấy sang sách nói tham gia Hội sách Frankfurt 2024.

Nhà văn Nicholas Sparks cán mốc 20 cuốn sách best-seller

Trạm đọc
23/10/2024 16:19

Cuốn tiểu thuyết "Counting Miracles" ra mắt vào cuối tháng 9 của nhà văn Nicholas Sparks đang khuấy đảo các bảng xếp hạng sách tại Mỹ như Apple, Amazon, New York ...