Vi-rút cúm A (IAV) là một loại vi-rút RNA đơn chuỗi, trước đây chưa từng liên quan đến tình trạng lây nhiễm lan rộng ở gia súc. Vì vậy, gia súc là loài vật chủ IAV nuôi trong nhà cực kỳ ít được nghiên cứu.
Các thụ thể IAV trên tế bào chủ là axit sialic (SA) liên kết với galactose theo liên kết α2,3 hoặc α2,6. IAV của con người ưu tiên liên kết với SA-α2,6 (thụ thể của con người), trong khi IAV của gia cầm lại ưu tiên liên kết với α2,3 (thụ thể của gia cầm).
Sự phân bố các loại virus cúm trên các cơ quan của bò. |
Phát hiện mới này có thể có nghĩa là gia súc có thể mang cả hai loại bệnh cúm cùng một lúc. Sau đó, hai loại virus này có thể hoán đổi các bộ phận để tạo ra một loại cúm mới, thậm chí có thể là loại có thể gây ra đại dịch.
Gia súc có ba loại thụ thể cúm A - cổng xâm nhập mà virus sử dụng để lây nhiễm tế bào vật chủ - bác sĩ thú y Charlotte Kristensen và các đồng nghiệp nêu trong báo cáo khoa học.
Một thụ thể giống như một cơ quan tiếp nhận ở màng các tế bào của con người. Một trường hợp khác tương tự được tìm thấy ở gà và cái thứ ba giống với các thụ thể của vịt.
Một trong những thụ thể gia cầm đó có thể đã cho phép vi-rút từ chim hoang dã lây nhiễm sang bò sữa ở Texas (Mỹ), dẫn đến dịch cúm gia cầm H5N1 hiện nay ở gia súc.
Tiến sĩ Kristensen, thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch), cho biết: "Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghĩ rằng gia súc có khả năng kháng lại bệnh cúm A. Một số con bò đã bị nhiễm bệnh trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và đôi khi bò có thể mắc bệnh cúm ở người."
Nhưng điều khiến nhiều chuyên gia ngạc nhiên khi cúm gia cầm H5N1 được phát hiện ở bò sữa và có trong sữa được bán ở các cửa hàng.
Trong nghiên cứu mới, Kristensen và các đồng nghiệp đã kiểm tra xem bò có thụ thể mà virus cúm gia cầm có thể sử dụng để lây nhiễm vào tế bào của chúng hay không.
Nhóm nghiên cứu không chỉ tìm thấy những cổng vào như vậy mà còn phát hiện ra rằng các thụ thể, đặc biệt là phiên bản vịt, có nhiều ở tuyến vú, ở mức thấp trong đường hô hấp và ở mức rất thấp trong não.
Kristensen cho biết điều đó phù hợp với mô tả về bệnh ở bò, bệnh này ảnh hưởng đến sản xuất sữa nhưng dường như không làm cho hầu hết các con bò bị bệnh nặng.
Hiện vẫn chưa rõ làm thế nào nhiễm trùng có thể xâm nhập vào bầu vú. Có thể vi-rút xâm nhập qua núm vú thông qua máy vắt sữa bị ô nhiễm.
Nhưng không có thụ thể nào hiện diện trong các ống dẫn đến tuyến sản xuất sữa, Kristensen nói. Nữ tiến sĩ cho biết vi-rút có thể xâm nhập vào tuyến vú qua đường máu, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về vi-rút trong máu bò.
“Đây chỉ là những kết quả sơ bộ,” Kristensen nói, “nhưng vẫn quan trọng, bởi vì hiện tại chúng tôi thực sự không biết nhiều về gia súc và vi-rút cúm.”
Điều này đáng lo ngại từ góc độ lây truyền bệnh cúm từ động vật sang người, bởi vì bò có thể hoạt động như một vật chứa hỗn hợp cho các IAV mới có khả năng lây truyền từ động vật sang người cao hơn.
Các khoa học cho rằng rất cần thiết có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh và dịch tễ học của nhiễm cúm ở gia súc và động vật nhai lại khác nhằm làm sáng tỏ liệu những loài này có thể hoạt động như một vật trộn cho loại cúm mới hay không.